Bò Sát Động Vật Có Xương Sống

[Giải Đáp] Rắn Lục Đuôi Đỏ Có Độc Không? Bị cắn nên ăn gì? 2022

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn khá nguy hiểm, khi bị chúng cắn chúng ta cần biết cách sơ cứu ban đầu và giữ bình tĩnh để không dẫn đến nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng. Các bạn hãy cùng animalworld.vn tìm hiểu rắn lục đuôi đỏ có độc không và khi bị cắn nên ăn gì để giải độc nhé.

Tìm hiểu về rắn lục đuôi đỏ

Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ nhà rắn lục và chúng có hình dạng khá giống với các loài rắn lục khác, có đầu dạng hình tam giác, thân của chúng có màu xanh là và đuôi màu đỏ cam. Chiều dài của rắn lục đuôi đỏ thường nằm ở mức từ 60cm đến khoảng 100cm. Con cái có chiều dàu lên đến 81 cm và đuôi của con đực dài khoảng 12cm, đuôi con cái dài 13cm.

Hầu hết loài rắn đuôi đỏ chúng sống ở trên cây cũng chính vì vậy mà da của chúng coa màu xanh để dễ dàng nguy trang khỏi các  con vật khác và con người, thị lực của loài rắn lục đuôi đỏ rất tốt vào ban đêm, ban đêm chúng nhìn rất rõ và rất tinh còn ban ngày lại hoàn toàn ngược lại.

Loài rắn lục đuôi đoe này có thể thích nghi với mọi địa hình và moi khu vực sống nên hầu như chúng có mặt khắp mọi nơi nhưng chủ yếu nhất vẫn là ở những khu vực núi cao hoặc trong các khu rừng, chúng rất thích sống trên cây, trong bụi rậm và những vùng đất bỏ hoang, cỏ mọc um tùm.

Ran-luc-duoi-do-doc
Rắn lục đuôi đỏ độc

Loài rắn lục đuôi đỏ chúng có tập tính sinh sản đẻ con thay vì đẻ trứng. Trong thời gian gần sinh con rắn lục mẹ vẫn sinh hoạt như bình thường đến khi có dấu hiệu sắp sinh như hậu môn nở ra và rắn con sẽ chui ra ngoài. Đối với loài rắn này, chúng hung dữ nhất và nọc độc của chúng tập trung nhiều nhất là lúc rắn mẹ mang thai vì thế chúng ta cần hết sức cẩn thận.

Có thể nói rắn lục đuôi đỏ hoạt động cả ngày và đêm nhưng chủ yếu và nhiều nhất vẫn là ban đêm, chúng có thói quen treo mình trên cây và chờ con mồi xuất hiện để tấn công, thức ăn ưa thích nhất của chúng là ếch, nhái, chuột, lằn lằn.

Rắn lục đuôi đỏ có độc không?

Rắn lục đuôi đỏ là một trong số những loài rắn có nọc độc cực mạnh và mức độ độc của nó chỉ đứng sau so với rắn hổ mang chúa. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, khi rắn lục đuôi đỏ mang thai cũng là nọc nọc độc của chúng cao hơn so với bình thường.

Theo nghiên cứu cho thấy nọc độc của rắn lục đuôi đỏ có đến 20 thành phần chất độc khác nhau và khi chúng cắn vết thường sẽ bị chảy máu rất nhiều và sưng rất nhanh. Vết cắn có thể nhanh chóng xảy ra các hiện tượng phù nề và chảy máu, hoại tử và đặc biệt, khi chất độc đến các cơ quan trong cơ thể có thể gây phá hủy nội tạng và trụy tim mạch, rất nguy hiểm.

Bệnh nhân khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần phải cấp cứu ngau lập tức và loài rắn này cắn sẽ xảy ra các hiện tượng rối loạn đông máu người bệnh sẽ rơi vào các tình trạng như đông máu nội mạch rải rác và xuất hiện các cục huyết khối nhỏ rải rác trong lòng mạch và rất nguy hiểm đến tính mạng.

ran-luc-tan-cong-nguoi
Rắn lục tấn công người

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn nên ăn gì?

Cây bòn bon

Cây bòn bon còn có tên gọi khác là cây bọt ếch, chè bọt… chúng là một trong những loại cây có khả năng chữa độc rắn lục đuôi đỏ cắn rất tốt. Chúng ta có thể giã nát lá bòn bon tươi và vắt lấy nước để uống, còn bã sẽ đắp lên vết thương. Nếu như vết thương sưng đỏ nhiều có thể lấy cả cành cây để sắc lấy nước rửa vết thương.

Cây thảo đất

Cây thảo đất được biết đến là loài thảo dược rất tuyệt vời, chúng còn có những tên gọi khác là cây cam thảo, thổ cam thảo, chúng có tính ngọt, tính mát và công dụng rất tuyệt vời trong việc giải nhiệt, có khả năng chữa rắn cắn rất tố, có thể dùng cây tươi rửa sạch để sắc lấy nước uống.

Cây mua

Cây mua thường được dùng để giải độc rắn lục đuôi đỏ cắn, côn trùng cắn hay ăn nhằm thức ăn trúng độc, có thể dùng lá hoặc rễ cây mua để sắc lấy nước uống. Có thể hãm đặc hoặc loãng và uống hàng ngày.

Đậu xanh

Đậu xanh từ trước đến nay được biết đến là loại thực phẩm có vị ngọt và tính lạnh, chúng có công dụng trong việc giải độc nhiệt, lợi tiểu và đặc biệt có thể chữa ngộ độc hoặc côn trùng cắn, rắn cắn rất hiệu quả.

Có thể ninh hạt đậu xanh nhờ để ăn hoặc sao vàng hạ thổ để hãm nước uống, chúng có tác dụng giải độc trong mọi trường hợp rất tuyệt vời nhất là khi bị rắn cắn hoặc say sắn, ngộ độc nấm, các loại côn trùng cắn.

Canh rau đay

Rau đay không chỉ là loài cây rất rẻ và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon trong gia đình mà chúng còn có rất nhiều công dụng khác nhau nhờ tính ngọt, vị mát và nhuận tràng. Đặc biệt, món canh rau đay cũng rất tốt đối với người bị rắn lục đuôi đỏ cắn, trong trường hợp bị rắn cắn có thể dùng lá rau đay để giã nát và đắp lên vết thương để sơ cứu ban đầu. Đồng thời, có thể cho nạn nhân ăn món canh rau đay cũng giúp giải độc rất tốt.

Nước sắn dây

Sắn dây là loài cây rất mát và củ sắn dây thường được sử dụng để giải độc say nắng, hoặc chữa bị rắn độc cắn. Khi bị rắn cắn có thể hòa bột sắn dây với nước và bổ thêm ít đường vào để uống. Lá sắn dây tươi có thể rửa sạch và giã nát đắp lên vết rắn cắn.

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn cần làm gì?

Biểu hiện nhiễm nọc độc rắn

Tại vùng bị rắn cắn: khi bị rắn độc cắn ngay chỗ vết cắn sẽ đau và sưng nề, khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì sẽ bị chảy nhiều máu, có thể gây hoại tử đen da vùng bị cắn, vùng da này bị chết do nọc độc của rắn vfa gây nhiễm trùng có thể là sưng đỏ hoặc sốt, vết rắn cắn có mủ.

Nạn nhân sẽ có một số biểu hiện như sau: toàn thân sẽ đau nhiều, nói khó, mắt mờ dần đi, chân tay sẽ yếu dần và có cảm giác rất khó thở, có thể liệt toàn thân, loạn nhịp tim và rất dễ bị tàn phế hoặc tử vong do bị liệt các hệ cơ hô hấp.

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn bệnh nhân có thể bị các triệu chứng bị miệng bị cứng lại, ứ đọng đờm nhớt trong cổ hộng và nôn ra máy, khi này quan sát vết cắn sẽ thấy có 2 vết răng nanh và mỗi vết sẽ cách nhau khoảng 5mm cùng với một số vết răng nhỏ khác.

Các triệu chứng khi bị rắn độc cắn

  • Vết cắn sưng tấy, gây chảy máu nhiều, bầm tím và lan ra xung quanh vết bị rắn cắn
  • Nạn nhân buồn nôn, nôn mửa
  • Có thể gây tiêu chảy
  • Trên da xuất hiện nổi từng cục như mề đay, phát ban
  • Sưng môi, cứng họng, khó nói
  • Khó thở, thở khò khè như bị hen suyễn
  • Nhịp tim không đều

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn bệnh nhân sẽ bị tứ chi đau dữ đội và đặc biệt là nơi bị rắn cắn, vùng da đỏ bầm, tím có những đám bị xuất huyết và sưng phù, chỗ rắn cắn rất dễ bị hoại tử.. Sau 30 phút bị rắn cắn có thể bị nôn, đi ngoài lỏng, mạnh nhỏ và hạ huyết áp gây ngất xỉu.

Đặc biệt, khi rắn lục cắn sẽ gây chảy máu rất nhiều, đến mức khiến bệnh nhân bị nôn ra máy và đi ngoài ra máu, chính vì vậy cần xác định chính xác là do rắn nào cắn để có thể sử dụng được huyết thanh khi vào viện ngay lập tức để làm giảm tình trạng chảy máu ồ ạt.

Sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn trước khi đưa bệnh nhân tới bệnh viện cần phải sơ cứu ban đầu ngay lập tức và sơ cứu nhanh chóng rồi tiến hành đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện, không nên chậm trễ.

Những điều cần làm ngay:

Xác định nhanh chóng loài rắn đã cắn một số đặc điểm nhận dạng như màu sắc, kích thước, hình dạng đầu và cách thức tấn công của chúng. Nếu như đập được rắn chết hãy mang nó đến ngay bệnh viện để các bác sĩ xác định và tìm ngay phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Để nạn nhân nằm yên và trấn an tinh thần, để họ giữ bình tĩnh, không nên di chuyển, bệnh nhân cần nắm bất động, đặc biệt là các chi nơi bị rắn cắn để tránh tình trạng nọc độc di chuyển khắp cơ thể. Cần nới lỏng quần áo của nạn nhân và tháo các loại trang sức như nhẫn, vòng tay, đồng hồ ở vùng bị rắn cắn.

Trong trường hợp nếu như nạn nhân bị rắn phun nọc độc vô mắt cần phải rửa mắt càng nhanh càng tốt với nhiều nước sạch. Cần theo dõi sát sao tình trạng của bệnh nhân như nhip thở, huyết áp bởi vì loài rắn lục đuôi đỏ có thể cắn tử vong do liệt cơ quan hô hấp nên cần hô hấp nhân tạo kịp thời cho bệnh nhân trong trường hợp có dấu hiệu ngưng thở trước khi đến bệnh viện.

Đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi bệnh nhân còn tỉnh táo và nên đưa đến những bệnh viện lớn nơi có sẵn huyết thanh kháng nộc độc của rắn một cách hiệu quả vì đối với rắn lục đuôi đỏ là một loài rắn độc nếu như dùng huyết thanh kháng độc nhanh trong 4 giờ đầu có thể tránh được nguy hiểm đến tính mạng.

Những điều không nên làm

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn có một số việc không nên làm như sau:

  • Không nên sử dụng buộc garo sau khi bị rắn cắn
  • Không đắp hoặc chườm đá, chườm lạnh, không bôi hóa chất lên vết rắn cắn
  • Không nên cố hút nọc độc ra
  • Không rạch vết thương bị rắn cắn
  • Không chà hoặc xoa bóp lên vùng bị rắn cắn
  • Không nên để nạn nhân đi lại, nên nằm bất động một chỗ.

Loài rắn lục đuôi đỏ là một trong những loài rắn độc nguy hiểm đến tính mạng con người, chính vì vậy cần hết sức cẩn thận khi bắt gặp chúng, không nên cố tình bắt rắn và cần có các biện pháp phòng tránh rắn. Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp các bạn rõ hơn về thắc mắc rắn lục đuôi đỏ có độc không.

Post Comment