Chim Động Vật Cảnh Động Vật Có Xương Sống

Chim Sáo Sậu – Những điều thú vị bạn chưa biết về chim Sáo Sậu

Chim sáo sậu là loài chim đang ngày càng nhận đươc nhiều sự quan tâm của rất nhiều. Khi mà thời buổi con người luôn song hành cùng động vật, chim sáo sậu từ lâu đã được nhiều người biết đến với giọng hót hay và đặc biệt có thể nhái lại tiếng người khá thú vị.

Tuy là loài chim khá quen thuộc nhưng đến nay vẫn có nhiều người chưa biết đến sự tồn tại của loài chim này trong tự nhiên. Hôm nay, hãy cùng Animalworld.vn tìm hiểu kĩ về loài chim này qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm ngoại hình của chim sáo sậu

Chim sáo sậu có kích thước cơ thể tương đối lớn hơn các dòng sáo khác. Với một con trưởng thành có chiều dài từ 20-25cm. Khối lượng trung bình của chim nằm trong khoảng 60-100gram. Chim đực thường có kích thước cơ thể lớn hơn so với con sáo cái.

Giống sáo này có cặp chân khá chắc khỏe, kèm theo đó là màu đỏ hơi hồng nhạt. Về phần mỏ của chim cái thường có màu vàng, còn con đực se có màu xám xanh. Lưu ý, khi chim còn nhỏ phần mỏ và lông thường là màu nâu. Đến khi trưởng thành thì bộ lông sẽ chuyển sang màu xanh dương và có những đốm sao màu trắng. Đốm của con cái thường thưa hơn so với con đực.

Chim sáo sậu có đầu nhỏ và hơi dẹt. Mắt của chim sáo khá to và có đường viền vàng xung quanh mắt. So với các loại chim khác thì sáo sậu có cổ khá dài. Nhờ đặc điểm này mà chim luôn có một tư thế đứng ưỡn ngực trông khá ngạo mạn.

chim-sao-sao
Chim sáo sậu

Tuy có cơ thể nhỏ những cánh của chim sáo sậu khá khỏe và dẻo dai. Nhờ vậy mà loài chim này có thể by lượn trên bầu trời trong thời gian dài. Loài chim này có một đặc điểm khá đặc biệt đó là chỉ bay thẳng không bay lượn vòng như các loài chim khác.

Chim sáo sậu có biết nói không?

Khi có ai đó hỏi về loài chim biết nói thì nhiều người nghĩ ngay đến loài vẹt. Vẹt là một loài bắt chước giọng nói con người siêu kinh điển, tuy nhiên ngoài vẹt thì sáo sậu vẫn có thể nhái bắc chước giọng chúng ta một cách chuẩn. Ngoài ra thì chúng vẫn có thể bắc chước các tiếng phát ra từ xung quanh nơi nó sống.

Để chim sáo sậu có thể nói một cách dễ dàng thì bạn hãy lột lưỡi chúng. Quá trình lột khá dễ chỉ cần mở mỏ chim sẽ nhìn thấy một miếng sừng nhọn. Bạn nhẹ nhàng lột lớp sừng đó ra, như vậy sẽ giúp lưỡi của chúng mền hơn.

Hằng ngày bạn hãy dạy cho chúng những từ đơn giãn, dần dần chúng sẽ nói được. Khi đó rồi dạy tiếp những từ dài hơn. Nếu không có thời gian hãy ghi âm lại từ muốn dạy và để gần chúng.

Có thể bạn quan tâm: Sâm Cầm có tác dụng gì

Cách nuôi chim sáo sậu

Lồng chim

Lồng chim sáo sậu thường được làm từ tre hay dây mây để phù hợp với thời tiết trong quá trình nuôi. Vì là loài rất hoạt bát và thích bay nhảy nên bạn cần chuẩn bị lồng nuôi đủ rộng tạo không gian thoải mái cho chúng.

Bên trong lồng trang bị khay đựng nước và thức ăn. Vì chim khá khôn nên lưu ý phần cổng lồng. Hãy làm khóa cổng chắc chắn tránh trường hợp chúng sẽ dùng mỏ mở chốt lồng.

Vị trí đặt lồng

Những người chuyên nuôi sáo sậu họ thường đặt lồng ở hướng Đông Nam. Vì đây là vị trí khá lý tưởng, mùa hè sẽ khá mát và mùa đông thì trời lại ấm hơn. Nên là chim sẽ không phải chịu thời tiết xấu khi treo lồng ở vị trí này.

Hằng ngày hãy treo lồng chim ở nơi có nắng ấm, khi nắng gắt hãy treo ở bóng râm. Khi mua đông thì phủ một lớp khăn quanh lồng để giữ ấm và tránh gió.

Chim sáo sậu ăn gì?

Sáo sậu không quá kén chọn trong khẩu phần ăn hằng ngày của chúng. Đa phần thức ăn của sáo trong tự nhiên cũng giống như các loài chim cảnh khác như châu chấu, cào cào, sâu bọ,… là những thực phẩm không thể thiếu đối với sáo sậu.

Để sáo có thể thể phát triển toàn diện thì người nuôi cần bổ sung thêm những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ như đậu phộng, chuối,…

Không phải lúc nào cũng có thức tươi cho chim. Nếu ở quê thì khá dễ, còn những người nuôi ở thành phố thì khó có thể lúc nào cũng có thức ăn tươi. Vì vậy, có thể thay thế bằng các loại hạt. Hay mua các loại châu chấu, sâu đã được sấy khô ở cửa hàng bán thức ăn cho chim.

Nếu có thời gian thì bạn hoàn toàn có thể tự làm thức ăn cho chim sáo sậu theo công thức sau:

Sử dụng 500gram càm chuyên dành choc him hoặc cám dành cho gà con vẫn được. Tiếp đến là tách 4-5 lòng đỏ trứng gà sống. Cuối cùng là một ít thịt bò và mật ong.

Trộn tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên lại với nhau. Sau đó sấy khô và cho thêm một ít vitamin B complex.

Những ngày đầu thì chim sẽ chưa quen với việc ăn cám. Hãy cho chim sáo sậu ăn cám chung với sâu khô hay châu chấu khô. Công thức 10% cám và 90% sâu khô, cứ như vậy chim sẽ quen dần và nâng mức cám tăng dần.

Ý nghĩa nằm mơ thấy chim sáo sậu bay vào nhà

Nếu trong giấc mơ của bạn có xuất hiện chim sáo sậu thì có nghĩa là bạn đang thiếu động lực, không sử hết khả năng vốn có và năng lực chính của bản thân mình để làm một việc gì đó.

  • Nằm mơ thấy sáo sậu bay trước nhà: mang ý nghĩa gia đình sẽ có tranh cãi hoặc xung đột với hàng xóm láng ghiềng.
  • Nằm mơ thấy bẫy được chim sáo sậu: mang ý nghĩa có người đang lợi dụng bạn, đồng thời cảnh cáo bạn ai đó đang làm chia rẽ mối quan hệ gia đình, bạn bè.
  • Nằm mơ thấy sáo sậu đang ăn: mang ý nghĩa rằng bạn trong tương lai sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn ở hiện tại.

Giá chim sáo sậu bao nhiêu tiền 1 con?

Chim sáo giá bao nhiêu tiền hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Để có một mức giá chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chủng loại, màu sắc, kích thước. Trung bình giá của một con sáo sậu sẽ dao động từ 200 – 1 triệu đồng. Tuy nhiên với một số con có giọng hay và nói tốt thì giá vài triệu đồng là chuyện bình thường.

Mua bán chim sáo sậu ở đâu TpHCM

Hiện nay để mua được chim sáo sậu không quá khó như xưa. Hầu như ở TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng đều có thể tìm mua được ở những cửa hàng chim cảnh. Nên đến trực tiếp cửa hàng để mua tránh trường hợp mua phải chim không chất lượng.

Ngoài ra thì bạn có thể lên chợ tốt để tìm mua ở gần nơi bạn sinh sống, trực tiếp liên hệ với người bán để mua được một chú chim tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chim sáo sậu, mong rằng những thông tin trên bổ ích với bạn. Hẹn gặp lại bạn ở bài viết tiếp theo.

Xem thêm

Post Comment