Chim Động Vật Cảnh Động Vật Có Xương Sống

Chào Mào Núi vàng giá bao nhiêu tiền 2022, Ăn gì, Cách nuôi & Cách bẫy

Chào mào múi vàng từ lâu đã được biết đến với vẻ đẹp màu vàng óng khác hẳn với màu xám của chào mào đít đỏ. Ngay nay, số lượng tìm kiếm về giống chào mào này ngày càng tăng. Hôm nay, Animalworld.vn sẽ chia sẻ chi  tiết về giống chào mào núi vàng này như giá bao nhiêu, ăn gì, cách bẫy như thế nào,… Hãy cùng xem nhé!

Tìm hiểu về chào mào núi vàng

Chào mào núi vàng có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, là một loài chim nằm trong họ chào mào. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng núi và rừng rậm Châu Á.

Khác với chào mào đít đỏ, chào mào núi sống cách biệt với con người. Chúng thích sống ở những nơi vắng vẻ, có thể tìm thấy chúng ở những ngọn đèo hay núi cao. Không giống với họ hàng của mình, chào mào đít đỏ hay có thói quen sống gần gủi với con người ở làng, thôn, xóm,…

chao-mao-nui-vang
Chào Mào Núi vàng

Để nhận biết được chào mào núi không khó. Chúng sở hữu bộ lông vàng óng phủ khắp cơ thể trừ phần đầu. Màu vàng dần chuyển sang hơi xám trên cánh và đuôi. Phần đầu lại có màu đen tuyền, mắt khá nhỏ và xung quanh mắt có viền tròn màu trắng.

Chào mào núi vẫn có mào dựng đứng như chào mào thường. Dưới cổ có một vạc màu đỏ là điểm nhấn khá nổi bật của giống chim này.

Để phân biệt được chào mào núi trống mái không khó. Con trống thường nhỏ hơn một chút so với con mái. Và con mái thường không có mài hoặc mào ít khi dựng. Màu sắc chim trống cũng tươi hơn và tư thế đứng thẳng và oai vệ hơn con mái.

Cách bẫy chào mào núi

Bẫy chào mào núi hiện nay không khó. Chỉ cần một chú chim mồi và cái lụp là bạn có thể bẫy chim được rồi. Tuy nhiên chúng sống ở sâu trong rừng rậm nên việc đi bẫy gặp nhiều khó khăn nếu địa hình hiểm trở. Trước khi đi cần mang đủ nước và lương thực nếu đi cả ngày.

Trường hợp nếu không có chim mồi thì vẫn có thể mồi được. Chỉ cần lên mạng tải tiếng chim chào mào núi vàng hót và lưu lại trong điện thoại. Trước khi treo lụp hãy bỏ điện thoại vào lụp và mở tiếng chào mào núi lên là có thể bẫy được rồi.

Nếu bạn không có lụp cũng không sao. Hãy chuẩn bị một cành cây không lá có nhiều nhánh và hộp keo dính chim. Bôi keo lên nhánh cây và mở tiếng chào mào núi vàng lên, cứ thế chờ đợi kết quả thôi.

Bài xem nhiều nhất: Chim Hoàng Yến

Cách nuôi chào mào núi

Bất cứ một loài động vật nào muốn nuôi chúng cần phải hiểu rõ về chúng và cách nuôi như thế nào là đúng nhất. Sau đây AnimalWorld.vn sẽ chia sẽ cách nuôi chào mào núi chuẩn nhất.

Lồng nuôi

Đầu tiên để nuôi được chào mào núi thì cần phải có một cái lồng. Lồng được làm từ tre hay mây phù hợp với thời tiết. Tránh nuôi bằng lồng sắt, mỗi khi chúng sợ hay chui mỏ ra ngoài nếu nuôi bằng lồng sắt sẽ làm mỏ chim bị thương.

Trong lồng trang bị khay đựng thức ăn và nước. 1-2 cành cho chim đậu. Về kích thước của lồng, cần đủ độ rộng để tạo không gian thoải mái cho chào mào núi có thể bay nhảy.

Nên treo lồng ở nơi yên tĩnh, nếu là chim bỗi thì cần phủ thêm lớp vải trên lồng cho chim đỡ sợ. Dần dần chim dạng hơn thì mở dần.

Thức ăn của chào mào núi

Chào mào núi không quá kén ăn, chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng thức ăn chính của loài chim này là các loại trái cây trong rừng như chuối, quả ráy,…  và các loại côn trùng như cào cào, dế, trứng kiến,…

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể tìm được các loại thức ăn kể trên. Vì vậy bạn có thể cho chào mào núi ăn cám, các loại cám có thể mua được ở những cửa hàng chim cảnh.

Ngoài ra, bạn có thể tự làm cám cho chim ăn theo cách sau để tăng độ căng lửa cho chim.

Chuẩn bị

  • 1 bì cám Ba Vì
  • 2 quả hạt kỳ tử mang đi ngâm nước nóng rồi xay nát
  • 10 trái ớt xay
  • 10 lòng đỏ trứng gà
  • 2 muỗng mật ong

Cách làm

Trộn tất cả các nguyên liệu kể trên rồi mang đi sấy khô hoặc phơi khô dưới nắng là bạn đã có một loại cám đặc biệt cho chào mào núi rồi.

Chăm sóc chào mào núi

Một tuần nên vệ sinh lồng chim ít nhất 2 lần để đảm bảo chim không bị bệnh.

Các khay đựng nước và thức ăn cũng nên vệ sinh kĩ lưỡng. Tránh không để thức ăn bị mốc, chim ăn sẽ dễ bị bệnh.

Miếng lót phân chim cần chà sạch sẽ phòng các loại vi khuẩn phát triển.

Tắm cho chim 3 lần một tuần. Nên mua thêm một lồng tắm để chim tắm thoải mái hơn.

Nên thường xuyên cho chim phơi nắng. Ánh nắng buổi sáng sẽ giúp chim phát triển khỏe mạnh hơn và cũng diệt được nhiều vi khuẩn trong lồng chim.

Để chim có thể hót hay hơn, cuối tuần rãnh rỗi nên mang chim đi hót giao lưu để tăng khả năng hót đấu.

Xem ngay: Chào mào má trắng

Cách thuần chào mào núi

Khi mới bẫy chào mào núi về hay mới mua chim bỗi về chúng thường rất nhất và bay toán loạn trông lồng. Vì vậy nên phủ quanh lồng một lớp vải mỏng để chim bớt căng thẳng và bớt bay loạn lại.

Trong cần chuẩn bị trước nước uốn và một trái chuối để chim có thể ăn uốn. Đôi khi chúng sợ không dám ăn nhưng đói thì chúng sẽ ăn thôi. Mỗi ngày nên mở lớp vải một ít, cứ như vậy mỗi ngày một ít thì chim sẽ nhanh dạng hơn.

Khi chào mào núi đã dạng hơn thì nên tập cho chim ăn cám. Trước tiên hãy rải cám lên chuối để khi chim ăn chuối sẽ ăn một ít cám. Khi chim đã ăn quen thì không bỏ chuối nữa mà chỉ để cám. Cứ như vậy chim đói sẽ tự ăn.

Chào mào núi giá bao nhiêu?

Giá chào mào núi hiện nay khá mền, trung bình một con chỉ khoảng 150.000 đồng. Một số con có ngoại hình đẹp và hót hay thì giá có thể cao hơn từ 200.000 – 400.000 đồng. Tuy nhiên mức giá chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngoại hình, trống mái, chim tơ hay trưởng thành.

Khuyên bạn nên mua chào mào núi còn tơ để dễ trong việc chăm sóc. Nuôi chúng từ nhỏ khi chúng trưởng thành bạn có thể thả ra mà không lo bay mất.

Hiện nay để mua được chào mào núi tại TpHCM, Đà Nẵng, Hà Nội không quá khó. Bạn chỉ cần tới những cửa hàng bán chim cảnh là có thể mua được hoặc mua ở những người bán dạo ngoài đường nếu có kinh nghiệm phân biệt trống mái. Không nên mua qua hình thức online vì nhiều trường hợp đã bị lừa nên hãy cẩn thận.

Qua bài viết Chào Mào Núi vàng giá bao nhiêu tiền 2021, Ăn gì, Cách nuôi & Cách bẫy mong rằng những thông tiên trên bổ ích đối với bạn.

Tham khảo thêm

Post Comment