Cá cảnh Động Vật Cảnh

Cá lóc cảnh có bao nhiêu loại? Cách nuôi cá lóc cảnh như thế nào?

Cá lóc cảnh có bao nhiêu loại? Loại cá lóc cảnh nào được sử dụng nhiều nhất? Cách nuôi cá lóc cảnh như thế nào? Cá lóc cảnh nuôi chung với cá gì phù hợp? Đây là các câu hỏi mà nhiều người chơi cá cảnh thắc mắc. Trong bài viết hôm nay, Animalworld sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các thông tin trên. Mời các bạn cùng theo dõi.

Cá lóc cảnh có những loại nào?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng cá lóc cảnh khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và chế độ chăm sóc mà mỗi người chơi cá cảnh mua cho riêng mình. Dưới đây là tổng hợp các dòng cá lóc cảnh bạn nên nuôi. Đó là:

1. Cá lóc hoàng đế

Cá lóc cảnh hoàng đế hay còn được gọi với cái tên cá lóc vảy rồng. Là loại cá có chiều dài lên đến 65cm, sống tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 24 – 28 độ C, độ pH từ 6 -> 7, độ GH = 10. Cá lóc hoàng đế không được nuôi chung với bất kì loại cá nào khác, nếu không muốn có “chiến tranh” xảy ra. Trường hợp nuôi chung thì phải có hồ thật lớn, như vậy mới thả chung cá lóc hoàng đế vào chung với các loài cá khác.

Giá cá lóc cảnh hoàng đế khá đắt. Nó rơi vào khoảng 120 triệu đồng – 150 triệu đồng đối với con trưởng thành. Đối với con nhỏ cũng có giá vài chục triệu đồng.

ca-loc-hoang-de

2. Cá lóc hổ mang vàng

Cá lóc hổ mang vàng là loại cá cảnh có tính hung dữ. Do đó, không thể nuôi chung nó với bất kì loại cá nào, chỉ có thể nuôi riêng từng con. Ở giai đoạn trưởng thành, cá thể cá lóc cảnh hổ mang vàng đạt kích thước lên đến 40cm. Nhiệt độ thích hợp cho cá lóc hổ mang vàng là 20 -> 26 độ C, nước mát càng tốt. Nồng độ pH từ 6 -> 7, GH = 10 là hợp lý nhất.

ca-loc-ho-mang-vang

3. Cá lóc bông

Còn gọi là cá lóc khổng lồ (Giant snakehead). Khả năng lớn đến 1 mét hay còn có thể hơn nữa. thậm chí trong điều kiện nuôi nhốt, nó là loài cá lóc lớn nhất. Do đó cần hồ nuôi cực lớn để thả một con cá lóc bông trưởng thành.

Cá lóc bông cũng thuộc số những loài cá lóc hung dữ nhất và sẽ tấn công nhiều cá chung hồ, kể cả đồng loại của chúng, thậm chí dù bọn nó lớn hơn hay dẫu cá lóc chẳng đói khát gì. Chúng sở hữu hàm răng lớn nhất trng làng cá lóc và sẽ dùng nó để cắn người.

ca-loc-bong

Mặc dù cá non có màu sắc hoa văn hấp dẫn với một sọc cam tươi dọc thân, sọc này nhanh chóng nhạt đi theo thời gian và cá trưởng thành có màu lam nhạt nhòa.

Cá lóc bông không đòi hỏi điều kiện nước cầu kỳ và có thể duy trì ở nhiệt độ 26-28oC, pH và độ cứng tùy chỉnh miễn là tránh quá mức. Đây là loài chỉ dành cho những người nuôi cá có kinh nghiệm.

4. Cá lóc lùn

Một trong những loài cá lóc có phạm vi rộng nhất, thường được thừa nhận rằng các thành viên được xác định là loài phức hợp. Một số nhà ngư học đã thừa nhận sự đa dạng này bằng cách coi các quần thể Đông Nam Á là một loài riêng biệt.

Cá lóc lùn, đặc biệt là những con từ miền Bắc Ấn Độ, nên được duy trì trong nước mát hơn 18-25oC, pH 6-7.5, GH 6—8 là lý tưởng. Chỉ đạt kích thước đến 20cm, cá lóc lùn tương đối ngoan ngoãn và có thể nuôi chung trong bể cộng đồng với các loài cá khác có kích thước tương tự.

ca-loc-lun

5. Cá lóc cầu vồng

Đây là một thành viêng tương đối nhỏ, hiền lành thuộc nhóm cá lóc nhỏ. Cá lóc cầu vồng thuộc số những loài cá lóc sặc sỡ nhất và dài khoảng 20cm, phù hợp với hồ cộng đồng như cá Lùn.

ca-loc-cau-vong

6. Cá lóc Banka

Đây có lẽ là loài cá lóc kén chọn nhất về mặt điều kiện nước. Cá lóc Banka xuất cứ từ địa bàn nước đen vốn cực kỳ acid (pH đến 2.8) và dẫu không nhất thiết phải nuôi cá ở nồng độ acid cao đến vậy, độ pH nên giữ thấp (dưới 6) bởi nếu quá cao thì cá dễ đổ bệnh.

Loài này cũng phù hợp hơn với tannin/humic acid, vì vậy đặt đất mùn (peat) trong bộ lọc sẽ tốt.

Mặc dù chỉ lớn đến 23cm, cá lóc Banka rất hung dữ và tốt nhát nên nuôi trong hồ riêng.

ca-loc-banka

7. Cá lóc dày

Có thể dài đến 40cm, cá lóc dày là một trong những loài lớn nhất và chế độ chăm soc phải tương ứng. Loài này tương đối hung dữ và chỉ nên nuôi chung với cá to lớn, mạnh khỏe – nếu muốn. Điều kiện nước lý tưởng là 24-28oC, pH 5-6.5 và GH 8.

ca-loc-day

8. Cá lóc khoen

Một trong những loài cá hấp dẫn Đông Nam Á, cá lóc khoen có hình dáng khác biệt so với các loài cá lóc khác ở chỗ thân hình hẹp hơn. Những loài khác có thân gần như hình ống.

Ngoài tự nhiên, cá lóc khoan thường xuất hiên ở địa bàn nước nâu hơi acid hơn bình thường (pH 5-5.6), nhưng loài này dễ làm quen với tầm pH 6-7 trong hồ nuôi loài này nên được nuôi ở 24-28oC và nước không quá cứng (8 GH).

Cá lóc khoen tương đối hiền lành vốn có thể nuôi chung với cá lớn, mạnh khỏe trong hồ tương đối rộng bởi chúng lớn đến 45cm.

9. Cá lóc đốm

Loài bản địa Ấn Độ, cá lóc đốm là loài phổ biến trong một địa bàn rộng lớn, từ ôn đới đến nhiệt đới. Bởi vì tầm phân bố như vậy, loài này có thể chịu được một phạm vi nhiệt đọ rất rộng từ 9-40oC.

Các thí nghiệm cũng đã chỉ ra rằng nó có thể chịu được một phạm vi pH lớn, vì vậy điều kiện nước không quá quan trọng miễn là tránh quá mức. Là một loài tương đối nhỏ, khoảng 30cm, tuy nhiên, cá lóc đốm cũng thuộc loại hung dữ chỉ có những cá lóc đốm cùng loại mới có thể ở chung.

10. Cá lóc đen

Cá lóc đen là một trong những loài cá nước ngọt mạnh khỏe nhất, điều kiện nước không quá quan trọng, vẫn cần tránh quá mức. Đây là loài cá lớn vốn có thể đạt tới 90cm và giống như cá lóc bông, không phù hợp nuôi chung với bất kỳ loại cá nào.

11. Cá lóc Phi

Dẫu cực giống với cá lóc dày về hình dạng và màu sắc, cá lóc Phi có thể được phân biệt bằng cái mũi hình ống nổi bật và dài. Lớn đến 45cm, thông số nước cho loài này nên tương tự với cá lóc dày.

Cách nuôi cá lóc cảnh như thế nào?

Để nuôi được cá lóc cảnh thì chúng ta cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sống của từng loại cá. Với các thông tin về các loại cá cảnh như thế bạn sẽ dễ dàng nắm được các điều kiện sống của cá lóc cảnh là như thế nào. Từ đó, chuẩn bị tốt nhất để loại cá của mình sinh sống và phát triển tốt nhất. Dưới đây là các điều kiện bạn cần chuẩn bị.

1. Nguồn nước

Cá lóc cảnh là loại cá có sức sống rất mảnh liệt. Dù trong điều kiện khó như thế nào thì cá lóc cảnh vẫn sống khỏe. Nhưng cũng chính điều này làm cho người nuôi chủ quan trong việc lựa chọn nguồn nước cho cá lóc cảnh. Hậu quả dẫn đến nhiều trường hợp cá lóc cảnh bị chết 1 cách rất oan uổng.

Nguồn nước trong và sạch sẽ quá cũng làm cá lóc cảnh bị chết. Nghe thì khá vô lý đấy nhưng nó đã xảy ra. Cá lóc cảnh cần sống trong nguồn nước gần giống với tự nhiên thì mới sinh tồn được.

Nhiệt độ lý tưởng cho cá lóc cảnh là 15 – 28 độ C tùy vào từng loại cá như đã nêu ở trên. Khi bạn cho nước vào trong bể nuôi cần phải để ngâm từ 10 đến 15 ngày. Bất kể là nước giếng hay nước máy đều làm như vậy. Lý đo là nước mới bỏ vào có nhiều clo. Đây là “công cụ” làm cho cá lóc cảnh dễ chết nhất.

Trong quá trình ngâm nước chúng ta cần phải lọc thường xuyên. Nên sử dụng bộ lọc tốt để lọc bớt khí clo đi. Đặc biệt, trong hồ nuôi phải có thủy sinh. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường sống của cá lóc cảnh.

Chú ý: Hạn chế thay nước mới cho cá lóc cảnh trong quá trình nuôi. Nếu trong trường hợp bắt buộc phải thay thì bạn chỉ nên thay 30% lượng nước.

2. Thức ăn cho cá lóc cảnh

Điều thứ 2 ảnh hưởng đến cá lóc cảnh sinh sống và phát triển đó là thức ăn. Đây là loại động vật ăn tạp, bạn có thể cho cá lóc cảnh ăn tất cả các loại thức ăn hiện nay. Nếu bạn muốn cá lóc cảnh của mình duy trì được độ dữ hay màu sắc của cá thì nên chọn các loại thức ăn tươi sống. Ví dụ như: Trùng chỉ, giun đất, thịt bò, tôm…

Cá lóc cảnh chỉ nên cho ăn 1 lần / ngày. Cho cá ăn no để tránh việc dư thừa thức ăn, ảnh hưởng đến hồ.

3. Bể nuôi cá lóc cảnh

Là loại cá có sức mạnh hung dữ nên rất dễ phòng ra khỏi hồ nuôi. Do đó, bạn cần phải sử dụng các mảnh lưới để chắn lại ở trên miệng hồ.

Lưu ý: Không nên đổ quá đầy nước vào bể nuôi, điều này cũng làm cho quá trình “phi ra” của cá lóc cảnh dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bể nuôi cá lóc cảnh cần có thêm một số cây thủy sinh. Điều này giúp cho tập tính thích ẩn nấp của cá lóc cảnh được phát huy. Điều này giúp cho cá lóc cảnh sống tốt hơn.

Đừng quên là các lóc cảnh rất hung dữ. Do đó, đừng nên nuôi chung nó với bất kì loại cá nào nhé. Nhớ nhé.

4. Cách lai tạo cá cảnh

Cá lóc cảnh là loài sinh sản rất dễ và nhanh nếu sinh sống đúng trong điều kiện của nó.

Trên đây là tất cả chi tiết về các loại cá lóc cảnh cũng như cách nuôi cá lóc cảnh chi tiết. Chúc các bạn thành công!

>>> Đừng quên xem: Giá cá lóc cảnh bao nhiêu tiền? Cập nhật mới nhất hiện nay

Post Comment