Động Vật Cảnh Động Vật Có Xương Sống

Cá Sọc Ngựa (Dạ Quang, Cánh Tiên) là gì, Cách nuôi, Cách ép

Sau đây AnimalWorld.vn sẽ giới thiệu đến với bạn một loài cá cảnh mini dễ nuôi, mang trên mình màu sắc độc đáo. Và đó chính là cá Sọc Ngựa trong đó có dạ quan và canh tiên, mệnh danh là dòng cá trâu nhất. Sống được với nhiều môi trường sống khác sau. Sau đây sẽ là những thông tin như đặc điểm, cách nuôi, cách ép cá Sọc Ngựa.

Giới thiệu chung về cá Sọc Ngựa

Cá Sọc Ngựa hay còn gọi là cá Ngựa Vằn, cá Ngựa Sọc và tên tiếng Anh là Leopard danio. Chúng thuộc họ và bộ cá chép và phân bố chủ yếu ở Ấn Độ, Pakistan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines và cá Sọc Ngữa cũng có mặt tại Việt Nam.

Cá Sọc Ngựa
Cá Sọc Ngựa

Cá Sọc Ngựa sống theo bầy đàn và sống ở tầng nước trên gần mặt nước. Chúng có rất nhiều màu sắc như xanh dương, xanh lá, đỏ, hồng, vàng, tím. Với sự có mặt của bầy cá Sọc Ngựa chắc chắn sẽ làm bể thủy sinh nhà bạn thêm sinh động và đẹp mắt hơn.  

Với ưu điểm là dễ nuôi, sức sống cao, dễ thích nghi với nhiều môi trường nước khác nhau. Tuổi thọ của cá Sọc Ngựa có thể lên tới 5 năm.

Có nhiều bạn thắc mắc là cá Sọc Ngựa nuôi chung với cá gì? AnimalWorld.vn chia sẽ luôn đó là có Sọc Ngựa có thể nuôi chung với những loại cá như: cá chuột, cá neon, cá tam gác, cá sóc đầu đỏ, cá tứ vân, cá hồng nhung, cá mún hạt lựu, cá bình tích, cá trân châu, cá bảy màu, cá sặc, cá lau kiếng. Tuy nhiên cá Sọc Dừa có thể ăn cá con của các loại cá khác. Vì vậy cần tách riêng chúng ra khi cá khác đẻ.

Đặc điểm ngoại hình cá Sọc Ngựa

Đầu tiên thứ đập vào mắt nhìn của chúng ta là màu sắc rực rỡ không thể rời mắt của chúng. Thời nguyên thủy màu sắc đầu tiên của cá sọc ngựa là xanh dương. Ngày nay, với nhu cầu nuôi trong bể thủy sinh cao, nhằm đáp ứng người tiêu dùng. Cá Sọc Ngựa đã trải qua nhiều quá trình lai tạo để cho ra những giống tốt hơn với nhiều màu sắc đẹp hơn.

Cho tới ngày nay cá Sọc Ngựa có khá nhiều màu để người chơi cá kiểng lựa chọn. Và màu xanh dạ quang có thể phát sáng trong phông nên đen rất được nhiều người ưa chuộng.

Với thân hình dẹp và có chiều dài khoảng 5 – 6cm, tuy nhỏ nhưng chúng bơi nhanh và rất linh hoạt. Trên thân chúng có nhiều sọc kẻ, với từng loại sọc kẻ sẽ có màu sắc khác nhau điển hình là màu vàng và trắng. Những sọc kẻ này chạy dài từ mang cá đến đuôi làm cho cá Sọc Ngựa giống với những chú ngựa vằn trên cạn và cá tên Sọc Ngựa bắt đầu từ đó.

Trên đầu Cá Sọc Ngựa trống sẽ có thân hình nhỏ hơn cá mái và đặc biệt bụng của cá mái sẽ to hơn rất nhiều.

Các dòng cá Sọc Ngựa

Cá Sọc ngựa dạ quang

Cá Sọc Ngựa dạ quang
Cá Sọc Ngựa dạ quang

Tên gọi dạ quang có thể là do các chủ cửa hàng muốn bán được cá nên đã đặt với cái tên như vậy. Những con cá Sọc Ngựa bình thường thì không có màu dạ quang phát sáng. Tuy nhiên ở nhiều nơi đã tiến hành nhộm cho màu cá trở nên đậm hơn. Sau khi nhộm cá sẽ có màu dạ quang nhưng theo mình vì là nhộm nên về sau cá cũng sẽ trở về với màu cũ mà thôi.

Cá Sọc ngựa cánh tiên vi dài

Cá Sọc Ngựa cánh tiên
Cá Sọc Ngựa cánh tiên

Đây là một loại cá Sọc Ngựa được coi là đẹp nhất. Trải qua không biết bao nhiêu lần lai tạo để có hình dạng tuyệt đẹp như bây giờ. Cá Sọc Ngựa cánh tiên có thân hình gần giống với cá Sọc Ngựa thường, đôi khi kích thước lớn hơn. Các vi, vây và đuôi dài hơn, đặc biệt là vi rất dài mà mệnh danh cánh tiên được bắt đầu từ những chiếc vi này.

Cách nuôi cá Sọc Ngựa

Bể nuôi

Cá Sọc Ngựa sống theo bầy đàn, vì vậy cần chuẩn bị một bể nuôi bằng kính có kích thước lớn. Đã nuôi cá thì nuôi cho tới cho đẹp, nên mua khoảng 10 cặp về nuôi đảm bảo bao đẹp. Trong bể chuẩn bị những vật trang trí cho bể thêm sinh động như non bộ, cây thủy sinh,…

Đặc biệt loại cá này rất cần máy bơm oxy, khi oxy mạnh thì cá mới bơi lội tầng nước giữa hoặc dưới đấy. Tiếp theo là nước trong bể nuôi, có thể dùng nước máy qua đêm để khử clo. Nếu nở nông thôn thì dùng nước giếng vẫn được. Vì loại cá này sống khá trâu có thể sống với nhiệt độ 16 – 34 C và độ pH 6 – 7.8.

Tuy là cá Sọc Ngựa có thể sống ở nhiều môi trường nước nhưng đã nuôi thì nên nuôi nước trong và sạch để đảm bảo tính thẩm mỹ cho bể. Sống ở nước sạch cũng tốt hơn là nguồn nước không đảm bảo.

Thức ăn cho cá Sọc Ngựa

Trong môi trường tự nhiên, cá Sọc Ngựa là loài ăn tạp, chúng ăn hầu như các loại thức ăn vừa miệng. Trong nuôi trường nuôi nhốt thức ăn của cá Sọc Ngựa sẽ là côn trùng nhỏ, ấu trùng, bọ gậy, động vật giáp xác nhỏ, giun, tảo, tép,… và cám dành riêng cho cá. Có nhiều bạn đang nuôi tép cảnh trong bể thủy sinh và muốn nuôi chung với cá Sọc Ngựa những không biết là cá Sọc Ngựa có ăn tép không? Câu trả lời là có nhé, chúng có thể bất cứ một con tép nào vừa miệng chúng.

Thức ăn của cá Sọc Ngựa đa phần cũng giống với thức ăn cho cá guppy (cá 7 màu), nguồn thức ăn giống nhau có thể nuôi chung sẽ làm bể cá trong nhà thêm sinh động.

Nuôi dưỡng cá Sọc Ngựa

Mỗi ngày chỉ cần cho chúng ăn 2 lần sáng tối. Nếu không có thời gian thì cho cá Sọc Ngựa ăn mỗi ngày 1 lần cũng không sao nhưng cho ăn nhiều một chút để cá không bị đói.

Không nên cứ luôn cho cá ăn thức ăn dạng cám mà hãy cho chúng ăn thêm những thức ăn tươi sống để đảm bảo chúng phát triển và sinh sản tốt. Trong nguồn thức ăn tươi sống chứa nhiều dinh dưỡng góp phần cho cá lên màu đẹp hơn.

Mỗi tuần nên thay nước 2 lần. Mỗi lần thay nước chỉ nên thay khoảng 70% nước, tránh cá bị sốc nước dẫn đến bỏ ăn.

Khi vào mùa lạnh, nhiệt độ có thể xuống dưới 15°C, vì vậy cần trang bị thêm dụng cụ sưởi cho cá (có thể mua ở cửa hàng cá cảnh). Lưu ý vì trời rét lạnh chỉ nên thay nước cá vào giữa trưa khi trời đã ấm dần.

Có kích thước cơ thể nhỏ bé vì vậy không nên nuôi chúng cá Sọc Ngựa với những loại cá to lớn hung dữ khác. Chúng sẽ bị ăn mất đấy. Và cũng không nên nuôi cá Sọc Ngựa cùng với những loại vá có vi, vây, đuôi dài với tính háu ăn chúng có thể cắn rách.

Cách nuôi cá sọc ngựa
Cách nuôi cá sọc ngựa

Cách ép cá Sọc Ngựa đẻ

Tuy theo từng loại cá mà chúng có hình thức sinh sản khác nhau, cũng giống như cá Betta chúng đẻ trứng. Sau đây Animalworld.vn sẽ chỉ cho bạn cách ép cá Sọc Ngựa.

Bước 1: Chọn giống

Đầu tiên hãy lựa chọn một cặp cá Sọc Ngựa trống mái. Sau đây là cách phân biệt cá trống và mái:

Cá Sọc Ngựa trống có màu sắc sỡ và hoa văn nhìn rõ nét hơn con cá mái, thân thon, dài và nhỏ hơn cá mái.

Cá Sọc Ngựa mái có màu sắc nhạt hơn cá trống và đặc biệt bụng của chúng cũng to hơn cá trống rất nhiều vì chứa nhiều trứng.

Nếu cá mái không có trứng trong bụng thì cần phải cho ăn đều đặng, cung cấp một số chất dinh dưỡng đầy đủ cho cá thông qua thức ăn chất lượng. Đặc biệt thức ăn giàu đạm sẽ giúp cá mái nhanh tạo ra trứng.

Bước 2: Bể ép

Chuẩn bị một bể ép cá Sọc Ngựa rộng rãi, trong bể nên trang trí thêm các loại rong rêu (rong rêu thật hoặc nhựa vẫn được) hoặc một số loại trang trí khác trong bể.

Không nên để bể trống trơn và điều quan trọng nhất là đấy hồ phải có cỏ giả, sỏi hoặc bất cứ thứ gì miễn là khi cá mái đẻ trứng, thì những quả trứng đó sẽ rơi vào những khe sỏi hoặc cỏ để tránh trường hợp cá bố mẹ ăn mất trứng.

Loài cá Sọc Ngựa nổi tiếng là háu ăn, khi trứng vừa mới đẻ mà cá bố mẹ nhìn thấy sẽ ăn luôn.

Bước 3: Tách cá trống và cá mái

Khi cá Sọc Ngựa mái đã đẻ xong, bụng đã xẹp thì ngay lập tức tách cá bố mẹ ra bể khác. Nếu không chúng sẽ tìm cách săn lùng và ăn hết trứng cá con.

Những quả trứng bé nhỏ sẽ nở sau khoảng 48 giờ đồng hồ. Sau khoảng 1 đến 2 ngày, có thể cho cá con ăn những loại thức ăn có kích thước siêu nhỏ như lòng đỏ trứng hoặc thức ăn viên được nghiền nát.

Cách làm lòng đỏ trứng cho cá Sọc Ngựa ăn

Bạn hãy luộc một quả trứng gà hoặc trứng cút đều được, bóc vỏ trứng và giữ lại phần lòng đỏ. Chuẩn bị thêm một vật chứa một ít nước và cho lòng đỏ vào khuấy đều. Dùng ống tiêm hút dung dịch trứng vs nước và bớm thẳng vào bể cá con, mỗi chỗ một ít. Để như vậy bọn cá Sọc Ngựa con sẽ ăn và mau lớn.

Giá cá Sọc Ngựa

Có nhiều bạn vẫn đang thắc mắc là cá Sọc Ngựa với màu sắc đẹp đến như vậy liệu có giá bao nhiêu. Giá cá Sọc Ngựa khá rẻ, hầu như ai cũng có thể mua và nuôi chúng được.

Hiện nay tại giá cá Sọc Ngựa thường bán ở nhiều thành phố lớn như TpHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ,… sẽ có giá khoảng 2 – 3 nghìn đồng/1con. Rất rẻ đúng không nào.

Đối với dòng cá Sọc Ngựa dạ quang sẽ có giá khoảng 15 nghìn đồng/1 con. Loài này sống theo bầy nên trong bể phải có ít nhất trên 5 con. Vì vậy hãy thương lượng với chủ cửa hàng mua theo combo 10 con hay 20 con, như vậy giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

Cuối cùng là giá cá Sọc Ngựa Cánh Tiên, loài này thì đặc biệt hơn nên có giá khá chát khoảng 60 – 100 nghìn đồng/1 con. Nếu mua với số lượng để chúng có bầy thì giá sẽ khá cao.

Nên chọn mua cá Sọc Ngựa ở những cửa hàng uy tín trong vùng để tránh mua phải những con bị bệnh hoặc bị di tật. Nếu mua cá Sọc Ngựa Cánh Tiên thì cần phải chọn lựa kĩ càng hơn nữa.

Còn chần chờ gì nữa mà không mua cho bể thủy sinh nhà bạn một vài cặp để nuôi thử. Đảm bảo sẽ khiến bạn không ngớt trầm trồ về vẻ đẹp của chúng. Trên đây là toàn bộ những thông tin hay về loài cá Sọc Ngựa dạ quang và cánh tiên. Chắc hẳn qua bài viết Cá Sọc Ngựa (đặc điểm, cách nuôi, các ép) phần nào đã giúp bạn hiểu ít nhiều về loài cá này.

Tham khảo thêm:

Cá rồng Full Helmet giá bao nhiêu, Cách Nuôi, Cách Pom
Chim Thanh Tước giá bao nhiêu, Cách nuôi, Mua ở đâu?
Cá Rồng Highback giá bao nhiêu, Là gì, Ăn gì, Cách nuôi

Post Comment