Động Vật Cảnh Động Vật Có Xương Sống

Cá Phướng ăn gì, Cách nuôi, Cách ép, Giá bao nhiêu

Cá Phướng một loại cá khi nhắc tên chắc chắn sẽ có nhiều người không biết đến loài cá này. Với vẻ đẹp phải nói là cổ xưa nhất, chúng là những con cá đời đầu của các dòng cá Betta. Hôm này Animalworld.vn sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích về loài cá mang vẻ đẹp cổ điển này.

Cá Phướng là gì

Cá Phướng hay còn gọi là cá lia thia Phướng, có nhiều giả thuyết cho rằng chúng xuất hiện đầu tiên ở đất nước chùa vàng Thái Lan. Thời gian về sau không biết như thế nào mà những người Trung Quốc đã mang dòng cá này du nhập ra thế thời và lúc đó cá Phướng được xem là dòng cá kiểng mini đẹp nhất.

ca-phuong-la-gi
Cá Phướng là gì

Cá Phướng trời sinh để làm kiểng chứ làm cá đá thì không được. Biết rằng nó cũng biết đá, cũng kình vây hung hăng nhưng ngặt nổi đá không được bền. Ra đòn không nhanh vì vướng đuôi và vi kỳ quá dài. Mà nếu cố chấp mang cá ra đá lỡ có rách đuôi hay vây thì trông nó xấu cực kì.

Tuy nhiêu cá Phướng để nuôi trưng kiểng thì đẹp không gì bằng. Mỗi khi chúng kình lên thì đẹp thôi rồi.

Đặc điểm cá Phướng

Cá Phướng là dòng đời đầu của các dòng cá Betta sau này nên chúng có ngoại hình không đẹp và bắt mắc.

Loài này đặc biệt ở chỗ là có rất nhiều màu sắc để bạn chọn. Màu chủ đạo của cá là xanh và đỏ. Tuy nhiên chúng cũng được lai tạo để cho ra những con có màu sắc sặc sỡ hơn như vàng, đen, trắng.

Cá Phướng có kích thước to hơn cá Betta. Với đuôi màng to và rộng, vây lưng và vây bụng cũng dài và to. Loài này mà không chăm sóc kĩ thì cá sẽ lười xòe vây và đôi.

Cá Phướng rồng

Cá Phướng sau nhiều lần lai tạo với nhiều kiểu khác nhau đã tạo nên một dòng gọi là cá Phướng rồng. Chúng có vẩy rồng, màu sắc bắt mắt, trên 1 cá thể có hai màu đỏ trắng hoặc một màu. Những con 1 màu sẽ được ưa chuộng hơn. Một con cá Phướng rồng được gọi đạt chuẩn khi cả ba thân – vảy – vây đều đồng nhất về màu. Cá Phướng rồng thường có tuổi thọ khoảng 3 – 5 năm.

Cá Phướng Rồng
Cá Phướng Rồng

Cách nuôi cá Phướng

Hồ nuôi cá

Hồ nuôi không cần quá cầu kì, nếu nuôi kiểng trong nhà chỉ cần chuẩn bị một hồ bằng kính có kích thước vừa có thể chứa khoảng 3 đến 5 lít nước là được. Trong hồ trang trí thêm các vật dụng mang tính thẩm mỹ như non bộ, bèo, rong,…

Dưới đấy bể cần bỏ thêm các loại đá lọc nước để nguồn nước được trong liên tục. Cá Phướng không cần sủi oxy chúng vẫn có thể sống nên được nhiều người chọn nuôi.

Tuy là cá Phướng không nên cho đá nhau nhưng cũng không nên nuôi 2 cá thể trống trông cùng một hồ. Vì vậy nếu nuôi 2 con cá Phướng trống thì cần 2 hồ nuôi. Hồ kính nhỏ hiện này giá bán rất rẻ trên các trang thương mại điện tử như lazada, tiki, shoppe,… Khoảng 50.000 đồng là có thể mua một hồ nuôi đẹp.

Hồ nuôi nên đặt ở gần ánh sáng tự nhiêu nhưng không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào bể.

Thức ăn cho cá Phướng

Khâu thức ăn cho cá rất quan trọng, góp phần cho sự phát triển khỏe mạnh sau này của cá. Trong tự nhiên thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng nhỏ, các sinh vật nhỏ trong nước.

Nay trong quá trình nuôi nhốt, thức ăn của chúng sẽ là những loại chứa nhiều dinh dưỡng hơn như bọ gậy (ấu trùng của muỗi), lăng quăng, bo bo, trùn huýt, trùn cỏ, trùn chỉ,… đây là những loại thức ăn tươi. Thức ăn khô bao gồm tôm khô, trùn chỉ sấy, lăng quăng sấy, thức ăn dạng viên.

Chăm sóc cá Phướng

Cách cho cá ăn cũng không kém phần quan trọng để cá phát triển tốt. Mỗi ngày đối với cá trưởng thành chỉ nên cho cá ăn 2 lần sáng tối. Không có thời gian thì có thể cho ăn một lần tuy nhiên thức ăn phải nhiều hơn để đảm bảo cá không bị đói.

Đối với thức ăn tươi sống phải được mua ở cửa hàng chuyên cung cấp. Không nên cho ăn bậy bạ sẽ làm cho cá bị các loại bệnh về vi khuẩn.

Trong quá trình nuôi cá Phướng cần phải thay nước thường xuyên để đảm bảo môi trường sống tốt. Mỗi tuần cần thay nước 2 lần, mỗi lần thay khoảng 50% nước. Không nên thay hết cá sẽ bị sốc nước. Nguồn nước nuôi cá cần phải sạch và nên để qua đêm để clo trong nước giảm đi.

Khi vào mùa lạnh, một tuần thay nước một lần và nên thay vào buổi trưa, lúc thời tiết ấm hơn. Thời tiết lạnh cần trang bị thêm dụng cụ sưởi cho cá hoặc có thể để hồ cá trong thùng xốp để cá Phướng không bị lạnh.

Khi nuôi cho dù là môi trường sống của cá Phướng có tốt thì cũng không tránh khỏi bị bệnh. Các loại bệnh thường gặp của cá Phướng như: bệnh đốm trắng, bệnh nấm, bệnh thối vây, bệnh lở miệng, bệnh táo bón,… Để chữa được các loại bệnh này thì chỉ cần cho vào bể một ít muối biển và tăng nhiệt độ nước lên khoảng 33 độ C. Lúc này các vi khuẩn ngoài da sẽ bị diệt trừ.

Cá Phướng xanh
Cá Phướng xanh

Xem thêm: Cá Sấu hỏa tiễn cảnh

Cách ép cá Phướng

  1. Chuẩn bị hồ ép

Một hồ ép có kích thước không cần quá to, có thể dùng hồ nuôi để làm hồ ép vẫn được. Trong hồ nên bỏ thêm rong rêu và đặc biệt là bỏ thêm một cái lá bàng. Lá bàng có tác dụng để cá trống nhả trứng thì trứng sẽ kết dính tại lá bàng đó.

Đặt hồ ép ở nơi ít người qua lại để cá Phướng có không gian riêng giao phối. Nước trong hồ ép cũng cần phải sạch.

2. Chọn cặp cá Phướng giống

Để cho ra đàn cá con khỏe mạnh và đẹp cần phải chọn cặp cá giống kĩ lưỡng. Cá trống cần có màu sắc nổi trội và nhanh nhẹn, cá mái cần phải khỏe mạnh.

Cách để biết cá Phướng đã tới thời kì sinh sản

  • Cá trống sẽ hung hăng hơn và nhả trứng. Điều dễ thấy nhất đó là cá trống nhả rất nhiều trứng, lúc này chúng chứng tỏ rằng đã sẵn sàng sinh sản.
  • Cá mái bụng sẽ to hơn vì chứa nhiều trứng. Mắt thường vẫn thấy được những quả trứng nằm ngăn nắp trong bụng chúng.

3. Cho cá làm quen với nhau

Nhiều bạn không để ý cứ cho cá mái và cá trống vào hồ ép liền mà không biết rằng. Nếu chúng hòa thuận thì không nói, trường hợp cá mái không thích cá trống sẽ dễ dẫn tới ví cắn nhau. Cá trống sẽ dùng vũ lực để ép cá mái về ổ trứng của mình. Như vậy là không tốt.

Để quá trình ép đẻ diễn ra trong hòa bình thì chỉ cần cho cặp cá giống vào bể và ngắn chúng bởi lớp kính có thể nhìn thấy nhau. Lúc này cặp cá Phướng sẽ làm quen với nhau. Nếu chúng không hợp thì thay con mái khác hoặc con trống khác. Trong vòng khoảng 3 – 4 ngày thấy chúng có vẻ quý nhau thì lấy vách ngăn ra. Lúc này cá trống sẽ dẫn có mái về tổ trứng đã chuẩn bị sẵn của mình và tiến hành giao phối.

4. Vớt cá mái

Sau khi cá Phướng mái đẻ xong, lúc này cá trống sẽ đuổi cá mái đi thật xa để một mình nó ấp trứng. Vớt cá mái ra và nuôi dưỡng tốt cho kì đẻ tới. Trong thời gian này cá trống sẽ ấp trứng khoảng 2 – 3 ngày là trứng nở. Khi trứng nở, những chú cá con còn rất nhỏ, chúng chỉ có thể bám vào tổ trứng của cá bố để sống. Không cần cho cá con ăn bất cứ thứ gì cả, vì trong bụng chúng bây giờ còn sót lại một ít chất dinh dưỡng đủ để chúng lớn hơn.

Thới gian này cá trống sẽ rất mệt mỏi vì phải túc trực, nếu cá con không may rơi khỏi tổ trứng thì cá trống sẽ ngậm cá con và đưa lai vị trí cũ

5. Vớt cá trống

Khi cá con cứng cáp hơn, chúng đã có thể bơi và tìm kiếm thức ăn. Thì có thể vớt cá trống ra và cho cá con ăn những loại thức ăn như lòng đỏ trứng.

Cá Phướng giá bao nhiêu

Để mua được một em cá Phường trong thời buổi hiện nay rất chi là dễ. Chúng có mặt tại hầu hết các cửa hàng cá cảnh trên địa phương bạn. Và giá của chúng cũng rất rẻ khoảng 10.000 – 20.000 đồng là có thể sỡ hữu được 1 em rồi. Với mức giá này thích hợp được nhiều người nuôi, nhất là những bạn học sinh mới tập nuôi cá.

Tuy là giá rẻ nhưng cũng cần tìm tới những cửa hàng cá cảnh lâu năm để mua và được tư vấn. Khi tới những cửa hàng cá cảnh lớn biết đâu bạn sẽ bị thu hút vởi vẻ đẹp của các dòng cá khác.

Trên đây là những thông tin bổ ích về loài cá Phướng. Cảm ơn bạn đã đọc bài và hẹn gặp ở bài viết tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

Post Comment